Năng lượng sinh khối Năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Tiềm năng

Là đất nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối. Một số dạng sinh khối phổ biến: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn năng lượng sinh khối có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.[4]

Kể từ khi thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định 24/2014/QĐ-TTg[39] về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối, nhiều phụ phẩm nông nghiệp đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng, được tái sử dụng để tạo ra một nguồn năng lượng lớn. Như trong ngành mía đường, tiềm năng năng lượng sinh khối từ bã mía là rất lớn. Nếu sử dụng và khai thác nguồn bã mía một cách triệt để và hiệu quả, bã mía sẽ đóng góp sản lượng điện đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.[40]

Hiện trạng

Tính đến tháng 11/2018, đã có 38 nhà máy đường ở Việt Nam sản xuất điện và nhiệt với tổng công suất khoảng 352 MW. Trong số đó, chỉ có 4 nhà máy phát điện lên lưới với tổng công suất 82,51MW (22,4%), bán 15% điện năng được tạo ra từ sinh khối cho lưới điện với mức giá 5,8 US¢/kWh.[41]

Tính đến cuối năm 2018, thêm 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất là 212 MW đã được đưa vào hoạt động.[7]

Quy hoạch điện quốc gia

Quy hoạch điện 7 điều chỉnh[8] đã chỉ ra kế hoạch phát triển điện sinh khối: Đồng sản xuất trong các nhà máy đường, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy thực phẩm; thực hiện đồng đốt sinh khối với than tại các nhà máy điện than; sản xuất điện từ chất thải rắn, v.v... Tỷ lệ điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng sinh khối đạt khoảng 1% vào năm 2020, khoảng 1,2% vào năm 2025 và khoảng 2,1% vào năm 2030.

Dự án tiêu biểu

Một số ví dụ về các nhà máy điện sinh khối sử dụng bã mía:

  • Ngày 02/04/2017, Công ty TNHH Công nghiệp KCP đã đóng điện thành công giai đoạn 1 (công suất 30 MW trong tổng công suất 60 MW) nhà máy điện sinh khối KCP với tổng mức đầu tư lên tới 1.300 tỉ đồng.[42]
  • Ngày 04/01/2019, Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang hòa, công suất 25 MW, đã hòa lưới điện quốc gia. Nhà máy đã vận hành ổn định, sản xuất ra 2 triệu kW điện, trong đó 1 triệu 200 kW điện được đưa lên lưới điện quốc gia, lượng điện còn lại được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất mía đường của đơn vị.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năng lượng tái tạo ở Việt Nam //edwardbetts.com/find_link?q=N%C4%83ng_l%C6%B0%E1... http://www.vjol.info/index.php/dhcl/article/viewFi... http://documents.worldbank.org/curated/en/25254146... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Bo-Cong-Thuong-kien-q... http://baovanhoa.vn/chinh-tri/artmid/417/articleid... http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/dien-... http://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_docu... http://evnhanoi.vn/tin-tuc-evnhanoi/tiet-kiem-dien... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-n... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-n...